Chú thích Đặng_Thị_Nhu

  1. 1 2 3 4 Phong trào nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược, tr. 34, 36, 50 và 60.
  2. Đặng Thị Nhu: Bà Ba Đề Thám anh hùng trên website báo Bình Dương
  3. Cả Trọng là con bà Tảo, vợ cả Đề Thám. Ông là quả cảm, khôn ngoan và bắn súng rất giỏi. Tháng 3 năm 1909, trong một cuộc giao tranh, ông bị thương nặng rồi mất. Theo Trịnh Vân Thanh, Cả Trọng bị bộ hạ bắn lầm (tr.241).
  4. Theo Thái Gia Thư (nguồn đã dẫn), Hỏi đáp lịch sử (tập 4, tr. 307
  5. Ghi theo Thái Gia Thư và Phạm Văn Sơn. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế ghi bà & con gái bị ngày 1 tháng 2 năm 1909.
  6. Ở phần này, Phạm Văn Sơn ghi chú thêm rằng: theo Nguyễn Công Bình, thì ở trận ngày 5 tháng 10 năm 1999, kéo dài từ 2 giờ đến 10 giờ đêm trong vùng núi Lang (thuộc huyện Lập Thạch, Vĩnh Yên), lúc bà Cẩn sắp rút lui thì bị một phát đạn xuyên qua cánh tay. Vì vết thương ra nhiều máu quá, nên bị bà đối phương xông đến bắt được (Cách mạng cận đại Việt Nam, trang 52). Thông tin & ghi chú này đều của Phạm Văn Sơn (tr. 275-276). Tuy nhiên, thông tin của ông Bình, không được nhiều người tin theo
  7. Có không ít người cho rằng Đề Thám đã trốn thoát được. Và cái đầu bị bêu ở chợ Nhã Nam là của nhà sư chùa Lèo. Chính vì vậy trong các chuyến đi thực tế, Nguyễn Văn Kiệm đã hỏi khá nhiều người trong gia đình Đề Thám và nhiều nhân chứng khác nữa, thì ai nấy đều cho rằng đó chính là đầu Đề Thám, duy có điều hơi khó nhận ra vì đã bị biến dạng. Một thông tin nữa là, khi hay tin Đề Thám chết, Đại lý Nhã Nam Bouchet đã đến Hố Lầy để xem xác; và ông đã nhìn thấy 2 vết sẹo (một do đạn, một do nhọt để lại) ở trên thân Đề Thám mà ông đã biết rất rõ. Ông Kiệm kết luận: Việc Đề Thám bị giết chết như đã miêu tả là chắc chắn (sách đã dẫn, tr. 92).
  8. Cuộc gặp gỡ thú vị này được Việt Sinh kể lại trong phóng sự dài Bóng người Yên Thế-từ Hồ Chuối đến Đền Gồ, đăng tải hai kỳ liền trên báo Ngày nay.
  9. Theo Đỗ Quang Hưng, Con trai Đề Thám
  10. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 146.
  11. Nguyễn Văn Kiệm chép theo lời kể của ông Nhật, ở xóm Rừng, xã Hương vĩ (sách đã dẫn, tr. 124-125)